Bạn có website nhưng không có đội ngũ kỹ sư CNTT riêng để quản lý, hay gặp các tình trạng bị đối thủ TẤN CÔNG nhằm mục đích cướp khách hàng của bạn. Hoặc huỷ hoại, đánh cắp các thông tin quan trọng của website của bạn chỉ đơn giản vì web của bạn đang chiếm lĩnh nhiều vị trí quan trọng mà họ đang ao ước.

Các cuộc tấn công mạng này xảy ra rất phổ biến trên internet hiện nay, gây nhiều tổn thất và ảnh hưởng đến chủ kinh doanh hay doanh nghiệp. Dịch vụ bảo mật xử lý sự cố server chính là giải pháp chuyên nghiệp giúp bạn xử lý nhanh gọn các vấn đề về bảo mật và xâm nhập website.

Vậy dịch vụ bảo mật xử lý sự cố server là gì?

Dịch vụ bảo mật xử lý sự cố server là quá trình đảm bảo rằng các vấn đề bảo mật và sự cố liên quan đến máy chủ được xử lý một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Khi xảy ra sự cố bảo mật trên máy chủ, dịch vụ này cung cấp các biện pháp để khắc phục và giảm thiểu tác động của sự cố đó lên hệ thống.

Hiện nay có nhiều hình thức tấn công khác nhau, nhưng có 5 loại hình tấn công phổ biến nhất đó chính là:

  • Tấn công từ chối dịch vụ – DDOS – Botnet
  • Tấn công SQL Injection
  • Tấn công Password Admin – Brute Force
  • Tấn công Local Attack
  • Tấn công Thương hiệu – Branding Attack

Tấn công DDOS là gì?

Tấn công DDoS (Distributed Denial of Service) là một hình thức tấn công mạng nhằm làm ngập tràn tài nguyên của hệ thống đích, như máy chủ, ứng dụng hoặc mạng, bằng cách tạo ra một lượng lớn yêu cầu kết nối từ nhiều nguồn khác nhau. Mục tiêu của tấn công DDoS là làm cho dịch vụ trở nên không khả dụng hoặc chậm chạp đáng kể bằng cách làm quá tải hệ thống hoặc tiêu tốn tài nguyên mạng.

Tấn công DDoS có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm:

  • Tấn công lưu lượng mạng: Tấn công này tạo ra một lượng lớn yêu cầu mạng từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm làm quá tải băng thông mạng của hệ thống đích.
  • Tấn công tài nguyên: Tấn công này nhằm tiêu tốn tài nguyên của hệ thống đích, chẳng hạn như CPU, bộ nhớ, hoặc tài nguyên mạng.
  • Tấn công ứng dụng: Tấn công này nhằm tìm lỗ hổng trong ứng dụng của hệ thống đích và tạo ra yêu cầu tấn công đặc biệt nhằm làm sập hoặc làm chậm ứng dụng.

Mục tiêu của tấn công DDoS thường là các tổ chức, doanh nghiệp, trang web, hoặc dịch vụ trực tuyến. Tấn công DDoS có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng, bao gồm mất dữ liệu, gián đoạn hoạt động kinh doanh, mất uy tín và tiền mất mát. Để bảo vệ mình khỏi tấn công DDoS, các tổ chức thường triển khai các giải pháp bảo mật mạng, như bộ cản DDoS, tường lửa, và giám sát mạng để phát hiện và ngăn chặn các hoạt động tấn công.

Các dấu hiệu server bị tấn công

  • Giảm hiệu suất hoặc tốc độ truy cập: Nếu máy chủ hoặc mạng bị DDoS, bạn có thể thấy một sự giảm đáng kể trong hiệu suất hoặc tốc độ truy cập của nó. Máy chủ có thể trễ, mất kết nối hoặc không thể truy cập được.
  • Tăng đáng kể trong lưu lượng mạng: Nếu lưu lượng mạng đột ngột tăng mà không có lý do rõ ràng, có thể đó là dấu hiệu cho thấy máy chủ đang chịu tác động của cuộc tấn công DDoS.
  • Sự hiện diện của các yêu cầu lạ: Nếu bạn thấy rất nhiều yêu cầu từ các địa chỉ IP không xác định hoặc nhiều yêu cầu giống nhau được gửi đến từ cùng một địa chỉ IP, có thể máy chủ của bạn đang bị tấn công DDoS.
  • Sự giảm sút trong dung lượng băng thông: Nếu máy chủ hoặc mạng bị DDoS, bạn có thể thấy một sự giảm đáng kể trong dung lượng băng thông khả dụng. Điều này có thể gây ra sự chậm trễ trong truyền tải dữ liệu hoặc ngắt kết nối hoàn toàn.
  • Ghi lại các hoạt động không bình thường: Kiểm tra các bản ghi log của hệ thống để xem xét các hoạt động không bình thường như các yêu cầu không xác định, các kết nối đến từ nhiều địa chỉ IP khác nhau cùng một lúc hoặc các gói tin lớn gửi đến máy chủ.

Cách bảo mật server khỏi DDoS

Xây dựng tường lửa thông minh – Smart Firewall.

Nếu bạn đang sử dụng Centos thì có thể tìm hiểu và sử dụng FirewallD.

FirewallD là giải pháp tường lửa mạnh mẽ, toàn diện được cài đặt mặc định trên RHEL 7 và CentOS 7, nhằm thay thế Iptables với những khác biệt cơ bản:

  1. FirewallD sử dụng “zones” và “services” thay vì “chain” và “rules” trong Iptables.
  2. FirewallD quản lý các quy tắc được thiết lập tự động, có tác dụng ngay lập tức mà không làm mất đi các kết nối và session hiện có.

Nếu bạn sử dụng windows thì Windows Firewall với Advanced Security là tường lửa chạy trên Windows Server 2012 và được bật mặc định. Các cài đặt tường lửa trong Windows Server 2012 được quản lý trong Windows Firewall Microsoft Management Console, với Windows Firewall trên Windows Server 2012, bao gồm: quản lý các cài đặt tường lửa và tạo rule tường lửa inbound, outbound đều sẽ được quản lý an toàn.

Tối ưu Dịch vụ web – Webservice.

Dịch vụ web hay Webservice bao gồm các hệ thông để có thể chạy được website của bạn như Nginx, Apache, PHP, Mysql … việc tối ưu các dịch vụ này giải quyết được vấn đề chịu tải website của bạn sẽ an toàn hơn nếu có bị DDOS nhẹ, Ngoài ra việc tối ưu đúng webservice cũng như 1 tường lửa lọc bỏ các request nguy hiểm co website của bạn.

Cấu hình sử dụng Cân bằng tải – Load Balancing.

Load balancing là một thành phần quan trọng của cơ sở hạ tầng thường được sử dụng để cải thiện hiệu suất và độ tin cậy của các trang web, các ứng dụng, cơ sở dữ liệu và các dịch vụ khác bằng cách phân phối khối lượng công việc trên nhiều máy chủ.

Quản trị Load balancer tạo quy định chuyển tiếp đối với bốn loại giao thức chính:

  1. HTTP – Chuẩn HTTP balancing chỉ đạo yêu cầu dựa trên cơ chế HTTP chuẩn. Load Balancer đặt X-Forwarded-For, X-Forwarded-Proto, và tiêu đề X-Forwarded-Port để cung cấp cho các thông tin backends về các yêu cầu ban đầu.
  2. HTTPS – HTTPS balancing với các chức năng tương tự như HTTP balancing, với sự bổ sung của mã hóa. Mã hóa được xử lý theo một trong hai cách: hoặc là với passthrough SSL duy trì mã hóa tất cả con đường đến backend hoặc chấm dứt SSL mà đặt gánh nặng giải mã vào load balancer nhưng gửi lưu lượng được mã hóa đến back end.
  3. TCP – Đối với các ứng dụng không sử dụng HTTP hoặc HTTPS, lưu lượng TCP cũng có thể được cân bằng. Ví dụ, lượng truy cập vào một cụm cơ sở dữ liệu có thể được lan truyền trên tất cả các máy chủ.
  4. UDP – Gần đây, một số load balancer đã thêm hỗ trợ cho cân bằng tải giao thức internet lõi như DNS và syslogd sử dụng UDP.

Những quy tắc chuyển tiếp sẽ xác định các giao thức và cổng vào load balancer và bản đồ chúng đến các giao thức và cổng load balancer sẽ sử dụng để định tuyến lưu lượng trên backend.

Sao lưu dữ liệu liên tục – Backup on Time.

Sao lưu dữ liệu website (Website backup) có thể hiểu là một việc sao chép và tải xuống một máy an toàn khác toàn bộ nội dung và các dữ liệu quan trọng của website đề phòng khi website gặp sự cố. Đối với các website thương mại doanh nghiệp việc sao lưu dữ liệu là vô cùng quan trọng các công ty bán Hosting, Server thường sẽ có Backup nhưng bạn phải trả 1 chi phí khá lớn để lấy nó nếu gặp sự cố.

Bạn cần phải tự cài cho mình 1 hệ thống sao lưu website an toàn, sử dụng các công nghệ mới nhất để sao lưu Database của mình đảm báo tính an toàn dữ liệu. Doanh nghiệp mà để lộ thông tin khách hàng thì khả năng ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh sau này.

Bảo mật trang quản trị website – Website Admin .

Việc bảo mật trang Admin không phải ai cũng biết, vì không ai nghỉ đến việc lộ trang Admin sẽ có  những mối nguy hại nào, vì có phần đăng nhập mà, có lộ cũng đâu có sao ???

Quan niệm đó là hoàn toàn sai lầm bạn nhé, vì nhiều lúc bạn đã bị đánh cắp mật khẩu website bằng nhiều kỹ thuật khác nhau, giờ chỉ cần có Link Admin nữa thôi thì họ có thể toàn quyền kiểm soát website của bạn rồi. Nhưng nếu việc bạn có không bị đánh cắp thông tin đăng nhập thì việc lộ trang admin cũng làm bạn bị tấn công Dò Pass như mình đã nói bên trên chính là Brute Force, nguy hiểm thay nếu pass của bạn quá dễ đoán hoặc nằm trong danh sách mật khẩu của các hacker.

Hãy cận trọng với tài nguyên của mình hôm nay khi còn có thể đầu tư vào nó, nếu đã bị tấn công thì cơ hội càng ít đi. Bạn đang muốn sở hữu một trang web quản lý bảo mật tốt, đừng ngại liên hệ Modun để sở hữu một phần mềm on cloud an toàn.