Những tố chất làm nên quản lý nhà hàng tài giỏi
Làm hài lòng 3 bên
Chủ kinh doanh quản lý nhà hàng – Nhân viên – Khách hàng là mối quan hệ hết sức phức tạp mà quản lý nhà hàng cần làm giữ được trạng thái cân bằng 3 bên. Xét về khía cạnh chủ nhà hàng, họ thường có xu hướng muốn cắt giảm chi phí nhân sự nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Điều này chắc chắn làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân viên nhà hàng.
Nhân viên là nhóm người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nói chính xác hơn họ chính là những người phục vụ – chăm sóc – tạo ấn tượng (tốt hoặc xấu) về nhà hàng trong mắt thực khách. Khi lợi ích của họ bị cắt giảm, tâm trạng và thái độ làm việc sẽ xấu đi, kém nhiệt tình, chểnh mảng, thậm chí là cáu gắt. Về phía khách hàng, họ là người quyết định có đến nhà hàng bạn hay không, chi bao nhiều tiền cho bữa ăn và có quay lại những lần tiếp sau. Khi họ không hài lòng với chất lượng dịch vụ, họ sẵn sàng bỏ đi, và đưa ra những đánh giá không tốt về nhà hàng bạn. Đây thực sự là tổn thất lớn làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Như đã nói ở trên, cách quản lý nhà hàng tốt nhất chính là làm hài lòng được 3 bên. Để làm được điều đó người quản lý cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt và bình tĩnh trong mọi việc. Quản lý nhà hàng phải làm nhiều công việc khác nhau như: Giám sát hoạt động cửa các bộ phận; quản lý ngân sách và các vấn đề tài chính; thiết lập quy tắc quản lý nhân sự, tuyển dụng và đào tạo; giải quyết các khiếu nại của khách hàng… và nhiều công việc không tên khác để đảm bảo nhà hàng hoạt động hiệu quả. Khối lượng công việc nhiều, trách nhiệm đi kèm cũng không nhỏ, vì thế người quản lý rất dễ rơi vào trạng thái stress, quá tải trong công việc. Bởi vậy, việc giữ được bình tình giải quyết công việc và những vấn đề phát sinh chính là một trong những tố chất nổi bật của những quản lý nhà hàng thành công.
Họ còn là người có kỹ năng giao tiếp tốt để xử lý khéo léo những tình huống xấu. Nhiều khách hàng khi không hài lòng thường có những lời lẽ khiếm nhã, cộng với áp lực công việc căng thẳng dễ khiến nhân viên không kìm chế được, nổi nóng với khách. Những lúc như vậy, quản lý nhà hàng phải khéo léo can thiệt, xoa dịu khách hàng, giải quyết những bức xúc của họ và đồng thời cũng là bảo vệ cho nhân viên của mình.
Thành thạo kỹ năng tổ chức và quản lý
Một yếu tố không thể thiếu trong lĩnh vực quản lý nhà hàng là họ luôn có khả năng tổ chức và quản lý tốt. Những quản lý tài ba biết cách lên kế hoạch cụ thể cho từng công việc, và phân công và đôn đốc nhân viên thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả nhất. Cách quản lý nhà hàng tốt được dựa vào kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm thực tế của người quản lý. Việc này đòi hỏi chính người quản lý phải trải qua nhiều vị trí làm việc khác nhau trong nhà hàng, để hiểu rõ công việc từng bộ phận, những khó khăn và áp lực mà mỗi nhân viên phải chịu.
Một tấm bằng tốt nghiệp chuyên ngành quản lý nhà hàng giúp bạn có những kiến thức cơ bản, hiểu được lớp vỏ của ngành. Tuy nhiên, nếu bạn muốn hoàn thành tốt công việc của mình và trở thành một quản lý giỏi, bạn cần học thêm khóa học quản lý nhà hàng chuyên sâu, những khóa học khác về kinh doanh, marketing, luật, tài chính, giao tiếp… để bổ sung kiến thức và rèn luyện những kỹ năng đặc thù.
Modunsoft hi vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc quản lý nhà hàng!