“Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ ?” hay “Tại sao bạn muốn nghỉ công việc ở hiện tại?”. Đây có lẽ là một trong những câu hỏi khó nhằn nhất đối với các ứng viên khi tham gia phỏng vấn. Và cũng là câu hỏi rất phổ biến mà đa số ai cũng từng gặp phải. Nếu bạn chưa biết cách trả lời cho câu hỏi này hay từng mắc sai lầm khi trả lời không đúng cách. Dẫn đến việc khiến cho vị trí mong ước của bạn sẽ bị vụt mất một cách đang tiếc.

Vậy thì bài viết dưới đây sẽ là giải pháp tốt nhất dành cho bạn lúc này. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Modunsoft sẽ giúp bạn có cơ hội để ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé.

tai-sao-ban-nghi-viec-o-cong-ty-cu

1. Mục đích câu hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ”?

Trên thực tế, câu hỏi trên không nhằm mục đích “thách thức” ứng viên, mà nhằm giúp nhà tuyển dụng hiểu được mục tiêu nghề nghiệp lâu dài và lý do họ nên tuyển bạn. Ngoài ra, giúp nhà tuyển dụng biết được liệu bạn có thực sự nghiêm túc với công việc này hay chỉ đang rải CV cho có. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng cũng muốn biết lý do trong quá trình thay đổi công việc của bạn.

Nếu bạn trả lời không khéo léo, lúc đó những câu hỏi tiếp theo của nhà tuyển dụng sẽ làm bạn lúng túng. “Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại” Đó là lý do tại sao trước khi phỏng vấn, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho bản thân, chỉ ra những tình huống mà bạn có thể gặp phải. Nếu bạn chuẩn bị tốt, bạn sẽ trở nên chủ động và tự tin hơn.

>Xem thêm: phần mềm quản lý công việc

2. 5 cách trả lời hợp lý, thuyết phục nhất

Thẳng thắn nhưng khéo léo chia sẻ câu chuyện của bạn một cách tự nhiên và chuyên nghiệp nhất. Dưới đây là những gợi ý giúp bạn có được câu trả lời “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ” tốt nhất.

Thêm cơ hội để phát triển bản thân

Bạn hãy thẳng thắn rằng công việc cũ của bạn rất tốt nhưng bạn chưa có nhiều cơ hội để thử thách, phát triển bản thân. Hãy thể hiện sự khao khát, ý chí cầu tiến của bạn không chỉ phát triển bản thân mà còn đóng góp sự vững mạnh cho công ty. Đây sẽ là điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng.

Thời điểm thích hợp để thay đổi

Nhảy việc không phải là điều xấu khiến bạn trở thành kẻ thiếu sự trung thành. Ngược lại, người có mục tiêu và kế hoạch phát triển nghề nghiệp rõ ràng. Họ sẽ không ngừng phấn đấu bước ra ngoài vòng an toàn để nắm lấy những cơ mới vào thời điểm thích hợp.

Tái cấu trúc doanh nghiệp

Đây là lý do khá phổ biến và đôi khi ảnh hưởng lớn tới sự hài lòng của nhân viên. Hãy giải thích lý do tại sao việc tái cấu trúc công ty lại không còn phù hợp cũng như cách bạn đã nỗ lực để thay đổi bản thân cho hòa nhập với môi trường mới. Đây chính là cơ hội thể hiện sự tận tâm và kỹ năng giải quyết vấn đề, hi sinh lợi ích riêng vì cái chung của bạn.

Tạo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Đừng ngại chia sẻ quan điểm về vấn đề này bởi chính nhà tuyển dụng cũng hiểu nếu cả công việc và cuộc sống cá nhân cần phải được cân bằng. Điều này đều được chú trọng sẽ thúc đẩy năng suất và nâng cao sự thỏa mãn cho nhân viên. Lưu ý đừng nên chỉ trích cách hoạt động của công ty cũ, hãy chỉ nhấn mạnh vào mong muốn của bản thân, chẳng hạn như có thể thay đổi giờ làm việc linh hoạt,…

Chuyển nhà

Đây có lẽ là lý do an toàn nhất. Nhưng đừng quên nói thêm về ưu điểm của chỗ ở mới đối với vị trí đang ứng tuyển. Ví dụ như bạn đã có con nhỏ, nên việc đi làm xa sẽ không thuận lợi cho bạn.

>Tham khảo: phần mềm quản lý quán cafe

tai-sao-ban-nghi-viec-o-cong-ty-cu?

3. Những điều cần lưu ý khi trả lời

Trước khi tham gia các buổi phỏng vấn quan trọng, người ứng tuyển cần chuẩn bị cho mình những cách ứng xử khôn khéo. Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, dưới đây là những lưu ý giúp cho câu trả lời của bạn hiệu quả hơn.

Chuẩn bị sẵn tinh thần

Yếu tố này là điều rất quan trọng khi tham gia phỏng vấn. Bản thân bạn cần phải chủ động nắm vững tinh thần trước câu hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ ?” hay bất kỳ câu hỏi nào. Bởi lẽ nhà tuyển dụng sẽ không ấn tượng với những ứng viên thiếu tự tin và dễ bị đánh lừa với câu hỏi này. Nếu bạn cảm thấy mất bình tĩnh, hãy cố gắng rằng điều đó sẽ không biểu lộ qua bên ngoài.

Chuẩn bị trước sẽ giúp cho bạn thấy tự tin và tâm lý luôn sẵn sàng hơn nhé. Ngoài ra bạn nên chuẩn bị sẵn những câu trả lời tiếp theo có thể xảy ra. Bởi nhà tuyển dụng sẽ tiếp tục hỏi xoáy dựa trên câu trả lời của bạn để họ có thể hiểu được bạn có phù hợp với công ty không.

Tránh các câu trả lời tiêu cực

Phàn nàn quá nhiều

Đừng phàn nàn hay thật thà mà kể những chuyện xích mích trước đây về sếp hoặc đồng nghiệp cũ. Điều này chỉ khiến bạn trở nên xấu tính và thiếu chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng.

Không nên về lương hay chính sách đãi ngộ không bằng nơi bạn đang tuyển dụng. Khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá bạn thực dụng và có thể sẽ đặt câu hỏi ngược lại để thử bạn. Thay vào đó, hãy nhấn mạnh những kinh nghiệm và bài học mà bạn đã có được từ công ty cũ

Nói xấu sếp cũ

Ngay cả khi bạn là người đúng trong chuyện xích mích nào đó. Thì việc nói xấu sếp cũ là điều rất tối kỵ trong phỏng vấn. Điều này khiến cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng sau này bạn sẽ nói xấu công ty họ tương tự như vậy.

Bạn nên cư xử và cố gắng thể hiện tôn trọng với công ty cũ, như vậy nhà tuyển dụng cũng sẽ tôn trọng bạn.

>Xem thêm: phần mềm quản lý kho

Hãy dành thời gian công sức để chuẩn bị cho những câu trả lời thông minh và tinh tế khi được hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?”. Nó sẽ giúp bạn không cảm thấy lo sợ với câu hỏi này và do đó tăng cơ hội nhận được việc làm. Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích, đừng quên truy cập Modunsoft.com để biết tin tức hay mới nhất nhé.