Chắc hẳn rất nhiều người khi bắt đầu có ý tưởng kinh doanh quán cafe đều có thắc mắc rằng các khoản chi phí mở quán cafe sẽ là bao nhiêu? Cần phải chi những khoản nào khi bắt đầu mở quán? ModunSoft sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây để giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất khi bắt đầu kinh doanh được hiệu quả nhé.

chi-phi-mo-quan-cafe-hieu-qua

Chi phí thuê mặt bằng

Thuê mặt bằng là chi phí đầu tiên mà bạn phải bỏ ra khi bắt đầu kinh doanh quán cafe. Bạn nên xác định được phong cách quán cafe của mình cũng như đối tượng khách hàng mà bạn đang hướng tới để lựa chọn địa điểm mở quán phù hợp. Bạn có thể khảo sát nhiều nơi để có thể so sánh giá tiền và những ưu nhược điểm của từng nơi. Từ đó giúp bạn dễ dàng đưa ra những lựa chọn đúng đắn.

Do đó, chi phí mở quán cafe khi thuê mặt bằng bao gồm 4 phần chính sau:

  • Hợp đồng cho thuê mặt bằng hàng năm: có thể ước tính khoảng 150 triệu đồng.
  • Chi phí sơn sửa, tân trang lại quán cafe phục vụ nhu cầu kinh doanh ước tính từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
  • Chi phí mở quán cafe để lắp đặt quầy pha chế và thu ngân khoảng 10.000.000 đến 15.000.000đ.
  • Chi phí lắp đặt hệ thống điện nước khoảng 10.000.000 đến 15.000.000đ.

Chi phí thi công thiết kế quán cà phê

Chi phí xây dựng và thi công thiết kế nội thất quán cafe cũng là một khoản khá tốn kém. Bởi nếu bạn muốn thu hút khách hàng nhiều hơn thì việc đầu tư trang trí cũng nên được đầu tư kĩ lưỡng. Vì vậy bạn cần phải bỏ ra một khoản lớn chi phí sửa chữa cũng như tân trang sao cho hợp thời và thể hiện đúng phong cách quán cafe mà bạn đang hướng tới.

Chi phí mở quán cafe hạng mục này thường phụ thuộc vào việc bạn thuê đơn vị thiết kế và thi công bên ngoài hay tự mình thi công. Nếu bạn tự sửa chữa, trang trí cửa hàng thì chi phí sẽ rẻ hơn thuê ngoài. Theo khảo sát, chi phí xây dựng và thiết kế quán cà phê quy mô vừa tầm 50.000.000.000 – 80.000.000 đồng.

Chi phí đầu tư cơ sở vật chất

Chi phí mở quán cafe và chi phí đầu tư mua sắm cơ sở vật chất cũng rất quan trọng và tốn kém. Trang thiết bị cần mua để kinh doanh quán cà phê bao gồm bàn ghế, quầy pha chế, máy pha cà phê, máy xay sinh tố, máy làm đá, bình nóng lạnh, ly, cốc, tủ lạnh, bếp, thu ngân, máy vi tính,…

Chi phí nguyên liệu và các dụng cụ pha chế cafe

chi-phi-dau-tu-dung-cu-va-nguyen-lieu-quan-cafe

Dựa vào thực đơn mà bạn đã thiết kế sẵn và lên kế hoạch mua nguyên liệu sao cho phù hợp. Dựa vào công thức pha chế các món nước uống cũng như các loại nước thường được khách hàng order nhất, từ đó bạn hãy xác định số lượng và phân loại nguyên liệu cần sử dụng.

Nguyên liệu cần pha chế gồm các loại cà phê (cà phê rang xay, cà phê hạt, cà phê bột nguyên chất), sữa tươi, sữa đặc, đường, bột cacao, siro, đồ uống đóng chai, nước trái cây đóng hộp và trái cây tươi. Để mở quán cà phê ước tính chi phí nguyên liệu khoảng 10.000.000 đồng.

Chi phí đầu tư phần mềm quản lý quán cafe

Ngày nay, các quán cà phê đều sử dụng phần mềm quản lý để có thể hoạt động một cách khoa học, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Ưu điểm của phần mềm quản lý này là có thể đặt hàng cho khách nhanh chóng mà không nhầm lẫn, sai sót, thanh toán chính xác, quản lý nguồn hàng nhập, quản lý số lượng đồ uống hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Chi phí đầu tư mua phần mềm quản lý quán cà phê dao động từ 160.000đ đến 240.000đ mỗi tháng.

Chi phí thuê nhân viên phục vụ và quản lý quán cafe

chi-phi-thue-nhan-vien

Đây là khoản chi phí mà bạn không thể bỏ qua, việc thuê nhân viên giúp bạn có thể phục vụ khách hàng tốt hơn. Bạn nên tuyển đội ngũ nhân viên pha chế có kinh nghiệm trong lĩnh vực và nhân viên quản lý có chuyên môn cao để quản lý quán cafe khi bạn không có thời gian tới quán. Về đội ngũ nhân viên phục vụ bạn có thể tuyển những sinh viên năng động, nhiệt huyết và làm việc hiệu quả

Nếu bạn có kiến ​​thức cụ thể về kỹ thuật lựa chọn nguyên liệu và pha chế đồ uống, bạn có thể tự đào tạo nhân viên của mình. Ngoài ra, kiến ​​thức về kỹ thuật pha chế đồ uống có thể giúp bạn quản lý tối ưu các hoạt động kinh doanh, phát triển thực đơn và tạo ra đồ uống mới lạ để thu hút khách hàng của mình.

Cụ thể, dự trù chi phí mở quán cafe cho việc thuê nhân viên như sau:

  • Nhân viên quản lý quán cafe từ 7.000.000 đến 9.000.000 đồng/người/tháng.
  • Nhân viên thu ngân từ 4.000.000 đến 7.000.000 đồng/người/tháng.
  • Nhân viên pha chế cafe từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng/người/tháng.
  • Nhân viên phục vụ từ 3.000.000 đến 6.000.000 đồng/người, tùy vào thời gian làm việc.
  • Lao công từ 3.500.000 đến 6.000.000 đồng/tháng.

Chi phí cho các chiến dịch quảng cáo marketing

Khoản chi phí này có thể được triển khai với mô hình online và offline để tăng độ phủ sóng nhận thức về thương hiệu và tiết kiệm chi phí mở quán cà phê để khách hàng biết đến cửa hàng của bạn nhiều hơn. Cụ thể các chi phí bao gồm:

  • Chiến lược marketing online: Để đạt được hiệu quả nhanh chóng và giảm chi phí đầu tư ban đầu, bạn có thể sử dụng chiến lược bằng cách quảng cáo trên các nền tảng như Facebook, Instagram, Grab Food và Now.
  • Chiến lược marketing offline: Sử dụng phiếu giảm giá, in tờ rơi quảng cáo, chơi trò chơi nhận quà tại cửa hàng để thu hút khách hàng nhiều hơn.

Ngoài ra chi phí quảng cáo một ngày sẽ phụ thuộc vào nền tảng thực hiện chiến dịch marketing của bạn.

Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe

Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh quán cafe của bạn, bạn có thể đăng ký kinh doanh theo các hình thức sau:

  • Mô hình kinh doanh quán cà phê doanh nghiệp: Loại hình này phù hợp với các hoạt động kinh doanh quán cà phê quy mô lớn hoặc trung bình.
  • Kinh doanh quán cà phê theo hộ: Loại hình này phù hợp với các cơ sở kinh doanh quán nước vừa và nhỏ.
  • Kinh doanh cafe cá nhân: Loại hình kinh doanh này phù hợp với những hộ kinh doanh rất nhỏ.

Ngoài ra các khoản tiền mở quán cafe để đăng ký kinh doanh mà bạn cần chi bao gồm: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,…

Chi phí duy trì quán cafe

Ngoài các khoản chi phí mở quán cà phê trên, bạn sẽ cần chuẩn bị thêm số vốn để duy trì quán cà phê và dự trù các chi phí phát sinh sau này. Với nguồn vốn dự trù này, bạn có thể rút về vốn doanh thu sinh lời, vốn đầu tư ban đầu hoặc thu được vốn đầu tư mới.